Chiến lược An ninh quốc gia Mỹ: Vừa giống, vừa khác

Trước tình hình đó, chính quyền Mỹ khẳng định sẽ triển khai chính sách ba trụ cột gồm “đầu tư vào nền tảng của sức mạnh trong nước – khả năng cạnh tranh, sáng tạo và nền dân chủ”, “phối hợp với mạng lưới đồng minh và đối tác” và “cạnh tranh thích đáng với Trung Quốc để bảo vệ lợi ích và xây dựng tầm nhìn về tương lai chung”.

Về Moscow, Washington và đồng minh châu Âu sẽ tiếp tục viện trợ cho Kiev, tăng cường phòng thủ biên giới giáp xứ Bạch dương và không cho phép bất kỳ nước nào sử dụng vũ khí hạt nhân để đạt mục đích của mình.

Điểm nhấn riêng

Mặc dù vậy, sẽ là thiếu sót nếu cho rằng bản NSS dưới thời ông Joe Biden chỉ là “phiên bản nâng cấp” của cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama hay Donald Trump.

Trước hết, bản NSS mới này có sự thay đổi về cách tiếp cận so với phiên bản năm 2017 khi nhấn mạnh sự trở lại của nước Mỹ trên trường quốc tế, đề cao vai trò của ngoại giao đa phương, không tìm kiếm xung đột hay Chiến tranh Lạnh kiểu mới và tránh leo thang căng thẳng dẫn tới các tập hợp lực lượng đối đầu toàn cầu.

Ngoài ra, khác với chính phủ tiền nhiệm, Washington dưới thời ông Biden cho thấy lập trường thân thiện hơn với Liên hợp quốc và các tổ chức đa phương khác, đồng thời phản ánh ưu tiên giải quyết các thách thức an ninh phi truyền thống.

Đặc biệt, bản NSS của ông Joe Biden đã 20 lần đề cập biến đổi khí hậu và 11 lần về khủng hoảng khí hậu. Ở chiều ngược lại, văn bản tương tự dưới thời ông Donald Trump chỉ nhắc đến vấn đề này đúng một lần. Trước đó, chính quyền ông Joe Biden đã thông qua dự luật cho phép chi tới 370 tỷ USD về chống biến đổi khí hậu. Do đó, vấn đề này sẽ tiếp tục là một ưu tiên của nước Mỹ thời gian tới.

Quan trọng hơn cả, bản NSS mới của Washington nhấn mạnh về chính sách đối nội hơn so với các phiên bản trước, hay như Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan nhận định, “xóa nhòa ranh giới giữa chính sách đối nội và đối ngoại”.

Theo đó, chính quyền Mỹ sẽ đầu tư sâu rộng hơn vào công nghiệp, thúc đẩy tiến trình đổi mới để đối phó cạnh tranh nước lớn và thách thức xuyên quốc gia ngày càng nghiêm trọng. Đây là định hướng xuyên suốt của ông Joe Biden kể từ khi tranh cử tới lúc đặt chân vào Nhà Trắng. Kế hoạch Giải cứu Mỹ (ARP), Đạo luật Xây dựng lại tốt hơn (sau được thay thế bằng Đạo luật Giảm phát Mỹ) hay Đạo luật Khoa học và khuyến khích thúc đẩy sản xuất các thiết bị bán dẫn cho nước Mỹ (CHIPS) là minh chứng cho cam kết của nhà lãnh đạo này.

Nỗ lực của chính quyền Tổng thống Joe Biden trong xây dựng, triển khai chính sách theo những gì đã nêu sẽ đóng vai trò quyết định trong đánh giá thành công hay thất bại của bản NSS năm 2022.



Nguồn: Vietbao

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn