Chuyện gì đang xảy ra ở Peru

Trong khi đó, một số người nghĩ rằng ông bị ảnh hưởng bởi Anibal Torres - người giữ chức thủ tướng từ tháng 2 đến khi từ chức vào hôm 24/11 - khi ra quyết định hôm 6/12.

Tỷ lệ ủng hộ ông Castillo ở mức thấp, song nó vẫn cao hơn ý kiến của công chúng về quốc hội. Do đó, giả thuyết được đưa ra là ông Castillo đã ra quyết định táo bạo với hy vọng người Peru sẽ ủng hộ chính phủ khẩn cấp hơn là một quốc hội chia rẽ.

Ông Torres hiện cũng bị điều tra với cáo buộc nổi loạn và bỏ trốn.

Chuyện gì xảy ra sau đó?

Quốc hội đã thách thức ông Castillo và bỏ phiếu luận tội chỉ vài giờ sau tuyên bố trên truyền hình.

Các nghị sĩ đã sớm bỏ phiếu áp đảo, và họ cũng triệu tập Phó tổng thống Boluarte để tuyên thệ nhậm chức tổng thống lâm thời.

Ông Castillo và gia đình đã rời dinh tổng thống và đến đại sứ quán Mexico, nơi họ dự định xin tị nạn chính trị.

Nhưng trên đường đến đó, các vệ sĩ cảnh sát của ông đã chặn xe và đưa cựu tổng thống đến đồn cảnh sát theo lệnh cấp trên. Ông đang bị tạm giam trong khi chờ xét xử. Cảnh sát đang điều tra cựu tổng thống với với cáo buộc nổi loạn.

Hôm 13/12, tòa án Peru đã bác đơn kháng cáo của ông Castillo yêu cầu thả ông khỏi nơi giam giữ trong khi chờ xét xử.

tong thong bi phe truat anh 4
Cảnh sát được điều động kiềm chế những người biểu tình tại Arequipa, Peru hôm 14/12. Ảnh: AP.

Phản ứng từ người dân Peru

Nhiều người lên án nỗ lực giải tán Quốc hội của ông Castillo và nói đây là hành động “chuyên quyền”.

Họ so sánh nó với vụ việc "autogolpe" năm 1992, mang nghĩa là "tự đảo chính", đề cập đến trường hợp cựu Tổng thống Alberto Fujimori đã giải tán quốc hội và cơ quan tư pháp, với sự hậu thuẫn của quân đội.

Dù ông Castillo không thành công như người tiền nhiệm, vẫn còn đó những sự lo lắng về điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.

Sự bất mãn với Quốc hội Peru vẫn lan rộng, và đã có những cuộc biểu tình bạo lực, khi người biểu tình kêu gọi sớm tổ chức tổng tuyển cử mới.

Trong khi đó, những người ủng hộ Castillo tuần qua đã xuống đường phản đối chính quyền mới của bà Boluarte và đòi trả tự do cho cựu tổng thống. Nhiều cuộc biểu tình diễn ra tại thủ đô Lima và nhiều thành phố khác của Peru như Andahuaylas, Cajamarca, Arequipa, Huancayo, Cusco và Puno, theo AFP.

Kịch bản tiếp theo

Tính từ hôm 7/12, Peru vẫn sa lầy sâu trong khủng hoảng chính trị. Khi tuyên thệ nhậm chức, bà Dina Boluarte cho biết sẽ phục vụ đến hết nhiệm kỳ của ông Castillo, kết thúc vào tháng 7/2026.

Đến ngày 12/12, bà Boluarte đề xuất tổ chức bầu cử trước hai năm - vào tháng 4/2024. Hai ngày sau đó, bà lại đề nghị tổ chức bầu cử sớm hơn, vào tháng 12/2023.

Ưu tiên của bà Boluarte sẽ là dập tắt các cuộc biểu tình nổ ra kể từ khi bà nắm quyền. Hôm 14/12, Bộ trưởng Quốc phòng Peru Luis Otarola Peñaranda đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong 30 ngày.

Tuy nhiên, sự phẫn nộ của những người ủng hộ ông Castillo có thể sẽ leo thang hơn nữa nếu có thêm người biểu tình thiệt mạng khi đụng độ với lực lượng an ninh.

Trong khi đó, những người đứng ngoài cũng có thể mất kiên nhẫn khi công việc và việc đi lại của họ bị ảnh hưởng từ các cuộc biểu tình.

Với sự bất mãn ngày càng tăng, Tổng thống Boluarte khó có thể có không gian và thời gian để gắn kết đất nước, điều mà bà đã tuyên bố khi nhậm chức.

Quốc hội Peru phế truất Tổng thống Pedro Castillo Quốc hội Peru ngày 7/12 đã bỏ phiếu đa số để phế truất Tổng thống Pedro Castillo, cáo buộc ông có âm mưu đảo chính sau thông báo sẽ giải tán quốc hội.


Nguồn: Vietbao

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn