Chuyên gia thống nhất phương án đưa bé trai ở Đồng Tháp ra khỏi trụ bê tông

Các chuyên gia có mặt tại Đồng Tháp đã thống nhất phương án đưa trụ bê tông lên mặt đất.

Tối 6/1, thông tin từ UBND tỉnh Đồng Tháp, cho biết các chuyên gia đã thống nhất phương án đưa trụ bê tông lên mặt đất, hoàn thành các thủ tục đưa thi thể cháu trai 10 tuổi gặp nạn r.

Cụ thể, sau khi khảo sát hiện trường, các chuyên gia đề xuất một số phương án khả thi để nhấc trụ bê tông lên mặt đất.

Chuyên gia thống nhất phương án đưa bé trai ở Đồng Tháp ra khỏi trụ bê tông - 1

Hiện các chuyên gia và lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Tháp thống nhất sử dụng cọc ván thép và ống vách thép trong quá trình làm sạch đất xung quanh trụ bê tông.

Theo đó, chuyên gia thống nhất thực hiện theo phương án, cọc ván thép sẽ được đóng xung quanh trụ bê tông tạo thành bộ khung 4,8m x 4,8m, đất xung quanh trụ được lấy lên bằng gàu xúc.

Từ đây, lực lượng cứu hộ sẽ dùng ống vách thép đường kính 1,6m đóng xuống đến khi đạt độ sâu của đáy trụ bê tông.

Sau đó đất xung quanh trụ được lấy lên bằng khoan guồng xoắn. Tiếp cận được đáy trụ, lực lượng cứu hộ sẽ dùng hệ thống cáp và cần cẩu nhấc trụ bê tông lên.

Chuyên gia thống nhất phương án đưa bé trai ở Đồng Tháp ra khỏi trụ bê tông - 2

Ngày 5/1, một đoàn chuyên gia Nhật Bản đã đến hiện trường đưa ra giải pháp kéo trụ bê tông lên mặt đất nhưng do thiết bị chưa đáp ứng nên giải pháp của chuyên gia Nhật chưa được sử dụng.

Hôm qua (5/1), đoàn đã đến hiện trường và đưa ra giải pháp kéo trụ bê tông - nơi cháu trai lọt vào trụ ống bê tông hôm 31/12/2022 lên.

Theo đó, các chuyên gia người Nhật Bản vẫn sử dụng ống thép bao quanh trụ bê tông nhưng có đường kính nhỏ hơn ống thép mà lực lượng cứu hộ Đồng Tháp đã áp dụng trước đó.

Trong ống thép chuyên gia Nhật sử dụng còn đặt dây thép bên trong. Khi ống thép đạt độ sâu như mong muốn, dây thép thắt chặt trụ bê tông, sau đó kéo trụ lên.

Chuyên gia thống nhất phương án đưa bé trai ở Đồng Tháp ra khỏi trụ bê tông - 3

Bước qua ngày thứ 7, công tác cứu hộ cháu trai lọt trụ bê tông tại công trình xây dựng cầu Rọc Sen vẫn chưa hoàn thành.

Theo ông Đoàn Tấn Bửu - Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, giải pháp của các chuyên gia người Nhật Bản có tính khả thi cao, tuy nhiên điều kiện thực hiện và thiết bị hiện tại chưa đáp ứng được nên các chuyên gia chưa chọn giải pháp nào.

Hiện địa phương vẫn duy trì tất cả các lực lượng túc trực, an ninh, hậu cần để hỗ trợ tối đa cho lực lượng cứu nạn, cứu hộ.

Như Dân trí đã thông tin, khoảng 11h30 ngày 31/12/2022, Thái Lý Hạo Nam (10 tuổi) cùng 3 người bạn chung xóm vào công trình cầu Rọc Sen nằm trên đường tỉnh 857, xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình để nhặt sắt.

Khi cùng nhóm bạn đi qua công trình, Nam lọt xuống trụ bê tông đã đóng sâu xuống đất khoảng 35m. Trụ bê tông rỗng bên trong, đường kính 25cm.

Thấy vậy, nhóm bạn của Nam kêu cứu. Những người có mặt tại công trình đến ứng cứu nhưng bất thành.

Chuyên gia thống nhất phương án đưa bé trai ở Đồng Tháp ra khỏi trụ bê tông - 4


Nguồn: Vietbao

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn