NFT là gì? Tìm hiểu xu hướng, cơn sốt đầu tư crypto mới nhất
Sự bùng nổ của thị trường tiền điện tử trong thời gian vừa qua đã đem lại một làn sóng mới trong giới tài chính. Đi cùng với sự phát triển mạnh mẽ đó là sự đa dạng hóa trong công nghệ. Non-fungible Token (NFT) là một công nghệ ra đời trong giai đoạn này. Nó cung cấp giải pháp đi đầu trong việc cá nhân hóa tài sản điện tử và tạo nên cơn sốt NFT trên toàn cầu. Bài viết này sẽ giới thiệu đến với độc giả một cái nhìn tổng quát về nền tảng NFT là gì.
Đăng ký đầu tư NFT tại đây: ĐĂNG KÝ NGAY
NFT là gì?
NFT là viết tắt của Non-fungible Token có nghĩa là tài sản không thể thay thế. NFT là một loại token xác định tính định danh độc nhất cho tài sản. Loại Token NFT là những ký tự, số được mã hóa chuyên biệt (Blockchain). Một token dễ dàng có thể bắt gặp chính là mã OTP khi giao dịch trong ebanking.
Không giống như các tài sản khác có thể tái sản xuất vô hạn. Với NFT, mỗi tài sản sẽ có các ký tự, số riêng biệt vì thế sẽ mang tính độc nhất, không thể thay thế được và chỉ thu về một chủ sở hữu duy nhất.
Như vậy, Token NFT có vai trò như một bằng chứng xác minh về tính xác thực và quyền sở hữu tài sản điện tử trong mạng blockchain. Các NFT không thể thay thế cho nhau do đó nó tạo ra tính cá nhân hóa cho tài sản. NFT chứa thông tin nhận dạng được ghi trong hợp đồng thông minh (smart contract).
Để mua bán NFT bạn cần tìm đến các sàn giao dịch NFT (NFT Marketplaces). Vì NFT là tài sản số nên sẽ thường được giao dịch bằng tiền số, đôi khi cũng có thể sử dụng đồng USD.
Ví dụ về NFT
Ví dụ cho NFT có thể dễ dàng tìm trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Chẳng hạn như bức tranh Mona Lisa của Leonardo Da Vinci. Trên thế giới chỉ duy nhất một bức tranh gốc này.
Tuy nhiên, những người bình thường không có kiến thức chuyên môn về hội họa hoàn toàn không thể phân biệt tranh thật và tranh giả. Điều cần thiết để xác định chứng thực nó cần một chuyên gia về mỹ thuật để tìm các đặc điểm của tranh gốc. Các đặc điểm này trong thế giới điện tử được mã hóa như NFT.
Giao thức NFT
Nhiều giao thức khác nhau đã được phát triển nhằm phục vụ việc phát hành NFT. Nổi bật nhất trong số này là ERC721, nó là một tiêu chuẩn để phát hành và giao dịch các tài sản non-fungible trên chuỗi khối Ethereum.
Một tiêu chuẩn cải tiến gần đây hơn là ERC1155, cho phép một hợp đồng duy nhất chứa cả mã thông báo có thể thay thế và không thể thay thế. Cả hai tiêu chuẩn này sẽ được giải thích ở phần sau.
Sự khác biệt của fungible token và non-fungible token
Đầu tiên, tên của hai loại token này khác nhau giữa fungible và non-fungible. Fungible là thuộc tính của một tài sản mà các đơn vị riêng lẻ có thể hoán đổi cho nhau. Về cơ bản mà nói là các đơn vị này không phân biệt với nhau.
Đăng ký đầu tư NFT tại đây: ĐĂNG KÝ NGAY
Fungible token
Ví dụ về fungible: tất cả các loại tiền tệ pháp định đều có thể thay thế được. Bạn có thể mượn một người bạn một tờ 500.000 VNĐ. Sau đó, để trả tiền cho bạn đó thì bạn không nhất thiết đưa chính xác tờ tiền 500.000 kia đã cho bạn mượn.
Thực tế, bạn có thể trả bằng hai tờ 200.000 VNĐ và một tờ 100.000 VNĐ đều không thành vấn đề.
Non-fungible token
Tiếp theo là một ví dụ khác cho non-fungible. Bạn A mượn của bạn B chiếc xe máy. Khi trả lại xe thì bạn A phải trả lại chính xác chiếc xe mà bạn B đã cho mượn. Nếu bạn A nếu trả lại chiếc xe cùng mẫu mã nhưng kiểu dáng khác biệt, chất lượng cũng khác. Lúc này chắc chắn bạn B sẽ không chấp nhận.
Các tài sản vật chất cần sự chấp nhận rộng rãi và giá trị nhận thức cao thì tính thay. Tính không thay thế cần thiết cho các tài sản mang giá trị độc nhất, cần được xác định rõ ràng.
Ứng dụng của NFT trong đời sống
Nhờ các tính chất đặc biệt của NFT mà NFT đã được ứng dụng vào đa dạng lĩnh vực. Nhưng nổi bật nhất vẫn là 3 lĩnh vực gồm nghệ thuật số (NFT Art), vật phẩm game (Game NFT) và tiền điện tử (Đồng NFT).
1. Game NFT
Với các loại game truyền thống, dù bạn bỏ tiền ra mua vật phẩm nhưng thực tế quyền sở hữu vật phẩm vẫn thuộc về công ty phát hành. Nếu nhà phát hành xóa game hay vật phẩm bạn sẽ “mất trắng” toàn bộ.
Khác biệt so với game truyền thống! Trong thế giới game NFT, khi bạn mua vật phẩm hay nhân vật dưới dạng NFT, bạn chính là người sở hữu độc quyền 100%. Nhà phát hành không được xóa nhân vật hay lấy quyền sở hữu của bạn.
Bạn có thể tùy ý chọn lựa chơi các game NFT kiếm tiền và giao dịch đầu tư, mua bán vật phẩm, nhân vật game thông qua sàn giao dịch NFT (NFT Marketplaces).
2. NFT Art
NFT Art là dạng NFT thuộc lĩnh vực nghệ thuật. Đó có thể là âm nhạc, tranh ảnh hay những loại nội dung nghệ thuật khác. Với thời đại số hóa ngày nay, mọi tác phẩm đều rất dễ bị sao chép.
Tuy nhiên, với NFT Art sẽ cung cấp chuỗi số khẳng định quyền sở hữu và chứng nhận độc quyền vĩnh viễn cho tác giả. Người khác có thể xem, sao chép nhưng chỉ có bản gốc được xác nhận tồn tại.
Chẳng hạn, chàng trai tên Ghozali, 22 tuổi và đến từ Indonisa không có ngoại hình nổi bật, không nổi tiếng về nghệ thuật lại kiếm được 24 tỷ đồng nhờ bán ảnh NFT của mình. Những tấm ảnh này không có gì đặc biệt, chỉ là tấm hình chụp chân dung nhìn thẳng vào ống kính. Sau khi tạo ảnh NFT, ngày 9/1/2022, Ghozali đã bán 1000 tấm ảnh trong bộ sưu tập trên OpenSea với giá khởi điểm 0,001 ETH mỗi NFT.
Sau đó, giá sàn các tấm ảnh NFT Art của Ghozali nhanh chóng tăng lên 0,2 ETH. Đến thời điểm 15/1, bộ ảnh NFT có danh thu 324 ETH, tương đương 1,07 triệu USD.
Và còn rất nhiều trường hợp bán tranh ảnh NFT khác giúp người dùng "cá kiếm" được số tiền khủng không ngờ đến.
3. Đồng NFT (Coin NFT)
Đồng NFT hay còn gọi Coin NFT hiện nay đang trở thành một kênh đầu tư được nhiều người quan tâm. Hầu hết các đồng NFT được niêm yết trên sàn Binance. Các đồng NFT tiềm năng được đánh giá cao hiện nay gồm:
Đăng ký đầu tư NFT tại đây: ĐĂNG KÝ NGAY
Theta Network - THETA
Chiliz - CHZ
Decentraland - MANA
Axie Infinity - AXS
Nguy cơ đầu tư thị trường NFT, nếu bạn không hiểu hết về NFT!
Trong bản báo cáo đầu tư thị trường NFT, các chuyên gia cũng đã khẳng định NFT có quy mô tăng trưởng tốt nhưng vẫn kèm theo nhiều rủi ro trading NFT.
Trong thời đại hiện đại số hóa như ngày nay thì NFT xuất hiện là điều tất yếu. Đặc biệt, trong dịch Covid-19, người dân ở nhà nhiều và sử dụng mạng Internet nhiều hơn khiến NFT càng nổi tiếng và bùng nổ.
Tuy nhiên, song hành với sự bùng nổ thì NFT cũng đối mặt với các thông tin, nghi hoặc từ người dùng. Liệu tài sản NFT này có giá trị lâu mãi hay sẽ tàn lụi? Câu trả lời cho câu hỏi này là chỉ có thể dùng thời gian để đánh giá và có đáp án chính xác.
Mặc dù vậy, dưới thời đại số hóa, khá đông người dùng vẫn đánh giá tương lai NFT rất khả quan và có cơ hội mở rộng. Chẳng hạn, ngôi nhà cho đến tất cả các loại hình bất động sản đều có thể được mã hóa dưới dạng NFT. Điều này giúp khẳng định quyền sở hữu và tránh các rủi ro pháp lý hay lừa đảo khi giao dịch bất động sản.
Nhìn chung, đầu tư NFT sẽ có rủi ro chỉ khi bạn không có kiến thức và tìm hiểu về loại NFT đó. Vì vậy, bạn nên tìm kiếm, chọn lọc thông tin để hiểu hơn về loại NFT. Thị trường NFT càng mở rộng sẽ có nạn lừa đảo diễn ra.