Chuyện đời của diễn viên chuyên đóng vai khắc khổ nhất màn ảnh Mai Ngọc Căn

Anh cho biết, gần hai mươi năm anh được làm việc với các nghệ sĩ lão làng như: cố nghệ sĩ Phạm Bằng, Văn Hiệp, nghệ sĩ Văn Toản, nghệ sĩ Hồng Chương, nghệ sĩ Mai Ngọc Căn... và anh cảm nhận được ở các cụ là sự chỉn chu và lòng yêu nghề vô bờ bến.

Chuyện đời của diễn viên chuyên đóng vai khắc khổ nhất màn ảnh Mai Ngọc Căn - 3

Nghệ sĩ Mai Ngọc Căn cùng ê-kíp phim "Cưới ngay kẻo ế" trong ngày đóng máy (Ảnh: Tư liệu).

Diễn viên Vượng Râu cảm thấy may mắn khi được gặp gỡ và có nhiều cơ hội làm việc chung với nghệ sĩ Mai Ngọc Căn. Trong ấn tượng của anh, ông là một nghệ sĩ rất mộc mạc, giản dị và gần gũi. Ông không màng tới danh hiệu này kia mà chỉ muốn có thật nhiều sức khỏe để được diễn, được đóng phim.

Anh nói: "Đặc biệt, ở bố Ngọc Căn có một điều rất đáng trân trọng là ông không ngại tham gia cùng với các đạo diễn hay diễn viên trẻ. Ông luôn sẵn sàng cập nhật những điều mới mẻ và muốn học hỏi những cái mới, luôn muốn thật tốt, cố gắng sẽ theo được các bạn. Thậm chí, ông còn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm làm nghề, luôn nhiệt tình ủng hộ các thế hệ nghệ sĩ trẻ. Tính cách lạc quan và điềm đạm luôn toát lên từ cử chỉ, cách nói chuyện của bố".

Diễn viên Vượng Râu nói, anh luôn trân trọng phẩm chất của những nghệ sĩ như ông bởi họ giữ được cốt cách của người nghệ sĩ thế hệ đi trước: mộc mạc, chân thành và tận tâm với nghề, với đồng nghiệp và với học trò.

"Chỉ tiếc rằng, với tất cả những gì bố Mai Ngọc Căn cống hiến cho nghệ thuật, cho phim ảnh nhưng đến bây giờ bố vẫn chưa được phong tặng danh hiệu NSƯT. Sự ra đi của bố để lại niềm tiếc thương với nghệ sĩ, với học trò và gia đình, bạn bè nhưng còn để lại thêm một khoảng trống, mất mát với khán giả và nền điện ảnh nước nhà", diễn viên Vượng Râu tâm sự.

NSƯT Quang Tèo ít có cơ hội làm việc và tiếp xúc với nghệ sĩ Mai Ngọc Căn, nhưng trong mắt anh cũng như rất nhiều nghệ sĩ, ông là người có phong cách chỉn chu, nói năng điềm đạm và sống vô cùng nhân hậu. Với nghệ sĩ Quang Tèo và nhiều nghệ sĩ khác, nghệ sĩ Mai Ngọc Căn là bậc thầy, là "cây đa, cây đề" của nghệ thuật để thế hệ như anh và nhiều diễn viên trẻ học tập, noi gương.

Nghệ sĩ Chiến Thắng chia sẻ: "Bác Mai Ngọc Căn là người sống điềm đạm hiền lành, gần gũi và rất quan tâm đời sống, chuyên môn của anh chị em đồng nghiệp. Bác là người rất tâm huyết, yêu nghề, tôi rất trân trọng những người nghệ sĩ mà cuối đời vẫn muốn cống hiến cho nghệ thuật như vậy".

Nghệ sĩ Mai Ngọc Căn (SN 1940), quê quán Bắc Ninh. Ông xuất thân là thợ mỏ, vì đam mê điện ảnh nên thi tuyển diễn viên. Ông tốt nghiệp khóa I, lớp diễn viên trường Ðiện ảnh Việt Nam (nay là Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội).  Nghệ sĩ  Mai Ngọc Căn tham gia lớp học đầu tiên của trường với các nghệ sĩ như Trà Giang, Lâm Tới...

Năm 1968, nghệ sĩ Mai Ngọc Căn được cử đi học lớp trung cấp đạo diễn trong nước và khi có lớp tuyển đi Nga để học đạo diễn, ông đã thi và đỗ.

Năm 1917 ông về nước và làm việc ở Bộ tư lệnh, sau đó được "gọi đi dựng kịch".

Năm 1980, Đại học Sân khấu Điện ảnh thành lập, ông chuyển từ quân sự sang dân sự và tiến hành giảng dạy tại đây.

Năm 1989, cố nghệ sĩ lên Cục Nghệ thuật biểu diễn được 3 tháng thì sang Nga để bảo vệ sau Đại học, sau đó ông trở về Cục công tác. Năm 2000, ông chính thức nghỉ hưu và trở lại với niềm đam mê của mình là đóng phim.

Ông từng được xem là gương mặt quen thuộc của phim truyền hình phía Bắc, chuyên đóng những vai diễn hiền lành khắc khổ. Những bộ phim từng ghi dấu ấn sâu sắc trong lòng khán giả như: Đất và Người, Những ngọn nến trong đêm, Người chiếu bóng, Đường đời, Nếp nhà...

Cố Nghệ sĩ Mai Ngọc Căn là một trong những diễn viên gạo cội nhận được sự yêu mến của đông đảo các khán giả màn ảnh nhỏ.



Nguồn: Vietbao

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn