VN-Index bẻ kèo đánh úp cuối phiên, nhiều đại gia đột ngột mất tiền

PDR giảm mạnh 4,8% còn 13.800 đồng dù có lúc đã tăng lên tới 14.900 đồng; NVL giảm 3,8% còn 17.500 đồng dù có lúc trong phiên giao dịch tại 18.900 đồng; GVR giảm 3,2%; POW giảm 3,1%; VPB giảm 3%. Những mã cổ phiếu này đều đạt được trạng thái tăng điểm trong phiên trước khi "bẻ kèo" quay đầu giảm.

Một vài mã cổ phiếu hiếm hoi thuộc VN30 còn giữ được sắc xanh là VRE tăng 4,2%; MSN tăng 1,6%; TCB tăng 0,3%; HDB tăng 0,3%. Ngay cả những cổ phiếu thuộc nhóm tài chính được coi là đầu tàu của thị trường ở phiên sáng thì chiều này hầu hết đóng cửa với sắc đỏ.

Tại nhóm ngân hàng, VPB giảm mạnh 3%; MBB giảm 2,4%; TPB giảm 2,2%; CTG giảm 1,8%; STB giảm 1,8%. Tại nhóm dịch vụ tài chính, VND giảm 3,4%; VCI giảm 3,2%; HCM giảm 3%; FIT giảm 2,4%; FTS giảm 1,9%; TVS giảm 1,8%; CTS giảm 1,7%.

Cổ phiếu ngành tài nguyên cơ bản phân hóa. Trong khi một số mã như POM, VCA vẫn tăng trần. SMC tăng 5%; TLH tăng 4,(%; PTB tăng 4,7%; SAV tăng 4,3% thì chiều ngược lại, HPG giảm 2%; SHI giảm 2,3%; TTF giảm 1,7%. HSG đánh mất mức trần, thu hẹp biên độ tăng còn 1,5%; NKG từ mức giá trần lùi về mức tham chiếu.

Tuy nhiên, xét về mặt thanh khoản thì cổ phiếu ngành thép vẫn đang được giao dịch sôi động nhất trên thị trường. Khối lượng khớp lệnh với HPG hôm nay lên tới 48 triệu cổ phiếu; tại NKG là xấp xỉ 21 triệu cổ phiếu và tại HSG là hơn 26 triệu cổ phiếu.

Phiên giảm đột ngột vào chiều nay không chỉ khiến nhiều nhà đầu tư bị rơi vào "bẫy việt vị" do vội vàng đua giá mà còn khiến giá trị tài sản của nhiều đại gia trên sàn bị thu hẹp.

Chẳng hạn như VIC giảm 1.900 đồng/cổ phiếu khiến tài sản ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Vingroup cũng sụt giảm khoảng 1.410 tỷ đồng (tính trên lượng cổ phiếu sở hữu trực tiếp); VJC giảm 1.800 đồng khiến tài sản bà Nguyễn Thị Phương Thảo giảm hơn 85 tỷ đồng. Ngoài ra, giá trị tài sản của ông Trương Gia Bình, ông Nguyễn Đức Tài, ông Bùi Thành Nhơn… đều bị ảnh hưởng do cổ phiếu quay đầu.

Bên cạnh đó, những nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu lâu dài cũng sẽ ghi nhận mức sụt giảm về giá trị tài sản ròng (NAV) vào cuối phiên hôm nay so với lúc cao điểm.

Theo các chuyên gia MBS, tuần này, cung cầu thị trường sẽ trở lại trạng thái cân bằng và phản ánh rõ hơn diễn biến của thị trường trong bối cảnh chứng khoán thế giới điều chỉnh giảm sang tuần thứ 2 liên tiếp và thanh khoản thị trường thường giảm do yếu tố mùa vụ cuối năm.

Trong kịch bản tích cực, MBS đánh giá, thị trường có khả năng dao động trong xu hướng đi ngang ở vùng 1.024-1.063 điểm.



Nguồn: Vietbao

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn