Sự lụi tàn của ngành khai thác tiền số tại châu Á

Khai thac tien ma hoa anh 1

Từ năm 2020 đến giữa năm 2022, cơn sốt tiền mã hóa đã thu hút hàng triệu người trên khắp châu Á. Từ vùng đất băng giá của Kazakhstan đến các quán rượu ngầm ở Jakarta, tiền số dần trở thành phương tiện kiếm tiền tiềm năng đối với nhiều người.

Tuy nhiên, sau khi Bitcoin đạt mức cao nhất mọi thời đại 68.789 USD vào tháng 11/2021, nỗi ám ảnh toàn cầu về tiền mã hóa đã dần trở nên tồi tệ hơn. Vào tháng 5, dự án LUNA sụp đổ đã tạo ra một phản ứng dây chuyền, làm mất ổn định các sàn giao dịch và khiến người dùng không còn niềm tin vào lĩnh vực. Tới cuối năm, sàn giao dịch FTX tuyên bố phá sản dường như là đỉnh điểm của sự thất vọng.

Thời kỳ thoái trào

Vào cuối năm 2021, những người khai thác tiền mã hóa đã “thống trị” các khu vực hẻo lánh tại Kazakhstan. “Những chú chuột hamster” là cách gọi dành cho các hộ khai thác nhỏ khi họ sử dụng chính nguồn điện ở sân sau để đào tiền số. Trong khi đó, những trại đào lớn thường sở hữu các khu vực được trang bị CPU mạnh mẽ và hoạt động trong điều kiện lạnh giá.

Tuy nhiên, các công ty khai thác tại Kazakhstan sớm bị ảnh hưởng nặng nề bởi hệ thống lưới điện xuống cấp và giá tiền mã hóa lao dốc. Vào tháng 1, chính phủ Kazakhstan đã cắt nguồn điện của các công ty khai thác vì tình trạng thiếu năng lượng trên diện rộng. Sau đó, đất nước này buộc phải sử dụng nguồn điện đắt đỏ từ Nga để thay thế.

“Hầu hết thợ đào khai thác hợp pháp đều đã cắt giảm hoạt động của họ. Không phải lúc nào Nga cũng cung cấp nguồn điện ổn định”, Din-mukhammed Matkenov, người sáng lập công ty khai thác BTC KZ nói với Rest of World.

Tới tháng 2, công ty BTC KZ đã cân nhắc đến việc chuyển trang thiết bị sang Nga hoặc khu vực Mỹ Latin. Tuy nhiên, kế hoạch này đã không xảy ra. Thay vào đó, các linh kiện được công nhân tháo rời để di chuyển hoặc bán bớt nhằm cắt giảm hoạt động.

Khai thac tien ma hoa anh 2
Nhiều thợ đào tại Kazakhstan tháo linh kiện cấu hình cao để bán lại cho game thủ. Ảnh: Rest of World.

Ngoài ra, Marat, một thợ mỏ không chuyên cũng đã ngừng công việc đào tiền số để tập trung vào đầu cơ bất động sản. Chia sẻ với Rest of World, Marat cho biết anh đang đợi giá Ethereum đạt 1.900 USD để tiếp tục khai thác.

“Nếu không đạt mức giá kỳ vọng, chúng tôi sẽ bán bộ xử lý đồ họa của mình cho các game thủ. Việc đào coin hiện không đáng với công sức bỏ ra”, Marat chia sẻ.

Hiện tại, những người hoạt động trong lĩnh vực khai thác tiền mã hóa ở Kazakhstan đang chịu áp lực lớn khi chính phủ siết chặt lĩnh vực bằng các mức thuế cao. Theo đó, lĩnh vực khai thác tiền mã hóa đang phải thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế tiêu thụ điện (dự kiến ​​tăng gấp 10 lần từ tháng 1/2023).

Thậm chí, trong luật mới được hạ viện tại Kazakhstan thông qua, các công ty cần phải trả thêm tiền giấy phép và mua điện tại các cuộc đấu giá tập trung. “Tổng thống Kazakhstan đã khuyến khích các nhà đầu tư đến quốc gia này. Tuy nhiên, mọi chuyện hóa ra chỉ tốt đẹp trên giấy tờ”, ông Matkenov nói thêm.

Hết nóng tại Đông Nam Á

Điều tương tự dường như cũng xảy ra ở Indonesia. Một năm trước, người dân tại Indonesia có thể dễ dàng tham gia vào làn sóng tiền mã hóa chỉ với một chiếc điện thoại thông minh. Từ năm 2020-2021, giá trị của hoạt động giao dịch tiền mã hóa ở Indonesia đã tăng hơn 10 lần, lên khoảng 50 tỷ USD.



Nguồn: Vietbao

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn