Vì sao các quán karaoke ở Nhật hiếm khi xảy ra hỏa hoạn?

Karaoke trong tiếng Nhật là một từ ghép của chữ "kara", nghĩa là không và "oke" là ban nhạc, dàn nhạc. Karaoke do đó chỉ hình thức hát không cần ban nhạc sống chơi đệm, mà theo bài nhạc thu âm sẵn với phần lời được chạy trên màn hình. 

Hát karaoke là loại hình giải trí rất được ưa chuộng tại Nhật. Ảnh: lonelyplanet.com

Theo bách khoa toàn thư, karaoke ra đời đầu tiên tại Nhật trong những thập niên 1970. Vào năm 1971, nhạc sĩ Daisuke Inoue đã phát minh ra máy hát karaoke đầu tiên trên thế giới - Juke 8 ở Kobe.

Từ khi xuất hiện, karaoke đã nhanh chóng được thương mại hóa và trở nên phổ biến trên toàn nước Nhật. Sức hút của loại hình giải trí này cũng lan khắp thế giới và đặc biệt được ưa chuộng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Cùng với manga và trò chơi điện tử, karaoke đã trở thành một trong những sản phẩm giải trí thành công nhất của người Nhật trên toàn cầu, hấp dẫn đối tượng khách hàng thuộc mọi lứa tuổi, giới tính và quốc tịch.  

Dịch vụ phát triển mạnh

Trang Guam News dẫn lời Shiro Kataoka, Giám đốc điều hành Hiệp hội Các nhà công nghiệp karaoke toàn Nhật Bản nhấn mạnh: “Karaoke là công cụ giao tiếp tuyệt vời. Bất kỳ ai cũng có thể tận hưởng nó, không chỉ với gia đình hoặc bạn bè, mà còn với các đồng nghiệp và đối tác kinh doanh. Bạn cũng có thể hát hoặc tập hát karaoke một mình". 

Karaoke đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người dân ở đất nước Mặt trời mọc. Theo thống kê của Hiệp hội Doanh nghiệp karaoke Nhật, năm 2015, nước này có khoảng 9.555 quán karaoke hoạt động với khoảng 47,5 triệu khách hàng. Từ cuối năm 2013, Nhật đã có khoảng 390.000 máy hát karaoke. Doanh thu của ngành ước đạt khoảng 5,8 tỷ USD mỗi năm.

Một khu phố ở thủ đô Tokyo, Nhật tập trung đông các quán karaoke, quán bar và những cơ sở giải trí khác. Ảnh: lonelyplanet.com

Tại quán karaoke ở Nhật, người dùng dịch vụ sẽ trả khoảng 200 - 300 Yên (1,4 - 2 USD) cho mỗi bài hát. Nhiều quán karaoke còn thiết kế sẵn cả bục sân khấu, hệ thống đèn màu chiếu sáng tạo hiệu ứng như sàn nhảy, để nâng cao trải nghiệm của khách hàng. 

Hiện tại, cũng có nhiều điểm kinh doanh karaoke tính tiền trọn gói theo giờ. Hầu hết các cơ sở này tính phí vào cửa cho mỗi người mỗi 30 phút, với thời gian sử dụng dịch tối thiểu là một giờ. Nếu khách hàng không chắc mình muốn hát trong bao lâu, họ có thể đặt giờ đầu tiên và sau đó chọn kéo dài thêm 30 phút hoặc một giờ vô hạn định, miễn là không có ai đang đợi bên ngoài và quán chưa đến giờ đóng cửa.

Giá thay đổi theo ngày và giờ trong ngày, đắt nhất vào tối thứ Sáu và thứ Bảy với khoảng 500 Yên (3,5 USD) mỗi 30 phút và rẻ nhất vào các buổi chiều cuối tuần với 150 Yên (1 USD) mỗi 30 phút. 



Nguồn: Vietbao

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn