"Giải cứu" hồ Tây

Thứ hai là bổ sung nguồn nước vào hồ khi cần bằng một đường ống và trạm bơm nối sông Hồng.

Trước đây, trong nỗ lực "hồi sinh" sông Tô Lịch, một số đơn vị của Hà Nội cũng đã đề xuất phương án dẫn nước sông Hồng bổ cập cho sông Tô Lịch thông qua hồ Tây. Nhiều phương án được đưa ra, trong đó có việc xây dựng trạm bơm cố định đặt sát mép nước sông Hồng, đặt tuyến ống dẫn nước từ trạm bơm đi qua ngõ 464 Âu Cơ, đê sông Hồng dẫn vào mương tiêu cạnh Công viên nước hồ Tây; lọc nước qua bể lắng trước khi đưa nước vào hồ. Nước hồ Tây xả qua các cửa điều tiết A và B để cải thiện chất lượng nước sông Tô Lịch.

Chọn phương án bổ sung nguồn nước vào hồ Tây nào sẽ do chính quyền địa phương quyết định, theo tôi, việc này chỉ thi công 1 năm là xong.

Thứ ba, thành phố cần tiếp tục chỉ đạo cơ quan chức năng triển khai công nhân sục khí như đang làm. Chúng ta không cần sục khí vào mùa đông, tốn điện. Khi nào hồ sạch thì giảm hẳn sục khí.

Năm 2016, khi cá chết hàng loạt, thành phố đã lắp đặt 4 hệ thống cấp khí oxy với tổng công suất 300.000 m3 khí/ngày đêm tại hồ Tây. Hệ thống này được thiết kế phân phối khí bọt mịn giúp sục khí từ tầng đáy lên nên các tầng nước và mặt hồ đều được cung cấp khí oxy đủ hàm lượng, đáp ứng điều kiện sống cho các loại thủy sinh vật. Tôi không biết hiện việc sục khí hồ Tây được triển khai như thế nào? Quá trình sục khí cần kiểm tra, bảo dưỡng bảo đảm hệ thống vận hành tốt, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật.

Thứ tư, hồ Tây nằm ở khu dân cư đông đúc nên mỗi dịp lễ tết, các ngày đầu tháng người dân thả cá phóng sinh rất nhiều. Gặp lúc thay đổi thời tiết, cá chưa quen môi trường mới thì dễ chết hàng loạt. Giải pháp cho vấn đề này đơn giản và có lẽ tốn ít kinh phí nhất, đó là đánh bắt bớt cá trong hồ.

Cuối cùng, thành phố cần thỉnh thoảng cho nạo vét hồ Tây. Việc này là cần thiết để làm sạch và duy trì độ sâu của hồ, tuy nhiên cần được giám sát chặt chẽ và công khai, minh bạch, tránh những tiêu cực có thể xảy ra.

Hồ Tây là một trong những "lá phổi" của Thủ đô, chăm sóc lá phổi này như thế nào tùy thuộc vào quyết tâm của chúng ta.

Tác giả: Kỹ sư Đào Nhật Đình là chuyên gia về năng lượng và môi trường. Ông từng học về môi trường tại Viện Công nghệ châu Á và kỹ thuật hóa dầu tại Đại học Công nghiệp Dầu khí Quốc gia Azerbaijan. Hiện ông là thành viên Hội đồng khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam. 



Nguồn: Vietbao

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn